Nhiễm trùng hô hấp
Nguyên nhân phổ biến nhất là cảm lạnh, đôi kèm theo ho và chảy nước mắt. Bên cạnh đó, trẻ có mắc một số bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, dẫn đến viêm thanh quản, từ đó, trẻ có giọng khàn. Một số virus gây khàn giọng, ho khan, thở rít, khi đi kèm với nhiệt độ cơ thể tăng, sốt nhẹ, chảy nước mũi gây bệnh viêm thanh khí phế quản, viêm họng.
Khóc quá nhiều
Trẻ bị đau bụng hoặc gặp vấn đề sức khỏe khác có xu hướng khóc nhiều hơn. Tiếng khóc làm căng thanh quản, có thể dẫn đến giọng khàn. Trong một số ít trường hợp, em bé có bất thường bẩm sinh trong đường thở, từ đó gây khàn giọng.
Nốt sần ở dây thanh quản
Việc sử dụng dây thanh quản quá mức có thể dẫn đến các nốt sần và sưng ở rìa dây thanh âm. Những nốt sần, sưng tấy này tuy lành tính nhưng có thể gây khản tiếng mạn tính. Tình trạng này thường gặp ở trẻ lớn hoặc trẻ mới biết đi, biết nói do tâm lý tò mò, muốn thử nghiệm giọng nói.
Mẹ cho em bé uống sữa khi ốm, khàn giọng. Ảnh: Reuters
Trào ngược axit
Trào ngược axit thường xuyên lên thanh quản có thể gây kích ứng dây thanh âm. Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khàn giọng và có xu hướng nặng hơn vào buổi sáng.
Viêm thanh khí phế quản
Dị ứng có thể gây tiết quá nhiều chất nhầy trong đường thở từ mũi đến tiểu phế quản ở trẻ em, đồng thời gây ra tình trạng co thắt. Các tình trạng này đều khiến trẻ bị khàn giọng.
Tổn thương dây thanh
Tổn thương dây thanh có thể lành tính, tương tự u nhú do virus ở người lớn. Tổn thương này có thể gây khàn tiếng ở trẻ, đồng thời có thể chữa trị bằng biện pháp phẫu thuật.
Tiếp xúc chất kích thích
Khói từ ô tô và thuốc lá cũng có thể gây kích ứng dây thanh âm của trẻ em. Hóa chất và ô nhiễm không khí cũng khiến trẻ có biểu hiện triệu chứng khàn giọng tương tự.
Với trẻ lớn, gia đình nên cho uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng miễn dịch. Với trẻ còn bú mẹ, gia đình tăng số lần cho trẻ bú. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, gia đình cho bú và uống nước nhiều hơn.
Gia đình nên sử dụng máy tạo độ ẩm để không khí không bị khô, giảm tình trạng khô cổ họng và đường thở của trẻ. Mọi người nên sử dụng máy tạo ẩm phun sương mát, không sử dụng máy tạo ẩm phun sương hoặc tạo hơi nước nóng vì làm tăng nguy cơ bị bỏng đường thở.
Trẻ cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng, kích ứng đường thở, ví dụ khói, bụi, lông động vật. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cũng nên tránh xa khu vực có ô nhiễm. Người thân trong gia đình không hút thuốc và tránh đưa trẻ tới khu vực có nhiều người hút thuốc lá.
Nếu trẻ khóc nhiều, cha mẹ nên thử quấn tã và thư giãn trẻ bằng một bài hát ru. Trẻ lớn hơn có thể được dạy nói nhẹ nhàng hoặc khuyến khích trẻ im lặng cho đến khi dây thanh quản hồi phục.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nên rửa tay sau khi chơi ngoài trời. Nếu trong gia đình có người bị cảm lạnh thì cần cách ly người này với em bé. Đồng thời, mọi người trong gia đình, em bé cần tiêm vaccine đầy đủ để phòng bệnh.
Tiêu Dùng 24H - tieudungviet24h.vn. All Right Reserved
Tiêu Dùng 24H - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tieudungviet24h.vn. giữ bản quyền trên website này
Email : mediavietnam9999@gmail.com